BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM-SỞI VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP

Lượt xem:

Đọc bài viết

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG BỆNH CÚM- SỞI VÀ CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG HÔ HẤP

 Thực hiện công văn số 62/PGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2025 của Phòng Giáo dục Đào tạo thành phố Quảng Ngãi về việc tăng cường phòng, chống bệnh Cúm, Sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp;

Trước tình hình thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho virus cúm/sởi gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan bùng phát rất cao. Để hiểu, biết và phòng tránh bệnh, chúng ta cần nắm rỏ một số thông tin về bệnh cúm/sởi như sau:

 I) Bệnh cúm
Bệnh cúm là bệnh hô hấp dễ lây lan trong mùa lạnh và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản cấp, viêm phổi, suy hô hấp. Để phòng tránh cúm, Các Em học sinh cần phòng chống bệnh như sau:

(*) Các triệu chứng bệnh Cúm:

Triệu chứng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh có các dấu hiệu cảnh báo như sau:

+ Sốt vừa đến sốt cao ( trên 38 độ C)

+ Cảm giác ớn lạnh

+ Đau đầu, chóng mặt

+ Đau nhức cơ bắp

+ Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực

+ Buồn nôn, tiêu chảy ( thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn)

Thời gian ủ bệnh cúm thường kéo dài trong khoảng 2 ngày. Sau khoảng 5 ngày triệu chứng sốt và các triệu chứng khác sẽ biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ hết trong vòng một hoặc 2 tuần.

  1. Phòng chống bệnh cúm

    1.1) Tiêm phòng vắc-xin cúm:

– Vắc-xin cúm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ các Em trước các biến thể của virus cúm, Chúng ta đến các cơ sở y tế để tiêm vắc-xin cúm và đặc biệt trong mùa cúm này.

     1.2. Giữ ấm cơ thể:

– Với thời tiết khí hậu biến đổi bất thường, Các Em cần chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách mặc đủ ấm, đội mũ, đeo khẩu trang khi ra ngoài và giữ nhiệt độ phòng học/lớp học ở mức phù hợp.

    1.3. Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường:

–  Khuyến khích rửa tay thường xuyên, đặc biệt sau khi chơi đùa, trước khi ăn và sau khi ho, hắt hơi.

–  Vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn học, đồ dùng học tập, đồ chơi để ngăn ngừa vi-rút lây lan.

    1.4. Khi ho, hắt hơi đúng cách:

– Khi ho, hắt hơi phải lấy giấy, khăn tay hoặc khuỷu tay để tránh vi-rút phát tán ra môi trường. Sau khi ho, hắt hơi, cần rửa tay, sát khuẩn ngay lập tức.

  II) Bệnh sởi:

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh lây theo đường hô hấp, từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp. Mọi người đều có thể bị mắc sởi và dễ lây lan thành dịch, đặc biệt ở trẻ em chưa được tiêm phòng Sởi đầy đủ.

 (*) Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh Si:

  • Sốt cao từ 38oC – 40oC, nhức đầu, mệt mỏi..Nôn, trớ…
  • Có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,…Vài ngày sau, những nốt nhỏ màu trắng xuất hiện trong miệng, đặc biệt là ở hai bên má.
  1. Biện pháp phòng:

     1.1. Tiêm vắc-xin phòng sởi:

– Tiêm vắc-xin phòng sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất. Khuyến khích các E  đến cơ sở y tế tiêm vắc-xin sởi theo lịch tiêm chủng của cơ quan y tế.

     1.2. Tăng cường vệ sinh cá nhân:

– Tạo thói quên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi ho, hắt hơi và khi tay bẩn.

– Đảm bảo luôn mang khẩu trang y tế khi ra ngoài và tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng ho, sốt, phát ban…

     1.3. Cách ly khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh

– Nếu  có dấu hiệu sốt cao, ho, phát ban, chảy mũi, cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

– Khi mắc bệnh sởi các em học sinh cần báo và xin phép giáo viên chủ nhiệm nghỉ học và cần được cách ly tại nhà trong vòng ít nhất 4 ngày kể từ khi phát ban để tránh lây nhiễm cho những bạn khác.

      1.4. Các biện pháp khác để bảo vệ:

         a) Cung cấp dinh dưỡng hợp lý

– Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

– Uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm để cơ thể không bị mất nước, giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn.

        b) . Đảm bảo ngủ đủ giấc

– Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng giúp hệ miễn dịch của chúng ta được hoạt động hiệu quả.

  III) . Lời kêu gọi đến học sinh;

Để phòng ngừa hiệu quả dịch bệnh cúm và sởi, việc phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và học sinh với phụ huynh là rất quan trọng. Chúng ta hãy tiếp tục theo dõi sức khỏe của mình và đi khám khi có dấu hiệu bất thường. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa, tiêm phòng đúng lịch, tiêm phòng đầy đủ, duy trì vệ sinh và chăm sóc sức khỏe tốt giúp tăng cường sức đề kháng khỏe mạnh và ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Trên đây là bài tuyên truyền phòng chống bệnh cúm/sởi. Mong rằng các em học sinh biết cách phòng chống bệnh tốt hơn, bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mình và những người xung quanh. Để phòng chống Bệnh cúm/sởi trong trường học, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và chính bản thân mỗi chúng ta.

Kính chúc quý thầy cô cùng các em học sinh luôn có sức khoẻ tốt, để những ngày tới trường là một niềm vui!